Bảo vệ tầng ozone

Thứ hai - 19/02/2024 16:11 173 0
Bảo vệ tầng ozone

Bảo vệ tầng ozone

(Nguồn https://pbgdpl.tayninh.gov.vn)

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Tầng ozone là một lớp trong tầng bình lưu của Trái Đất, nó như một tấm lọc của khí quyển Trái đất, có vai trò chặn đến 99% các bức xạ tia cực tím từ Mặt trời, giúp cho bề mặt Trái đất cũng như các sinh vật sống hạn chế tối đa các bức xạ nguy hiểm. Nếu tầng ozone bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất, con người có nguy cơ mắc bệnh ung thư da, thực vật sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần.
Năm 1985, các nước đã thông qua Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozone. Đây là khuôn khổ pháp lý quốc tế đầu tiên về bảo vệ tầng ôzôn mở đường cho các nước triển khai một loạt hành động mạnh mẽ cắt giảm triệt để các chất làm suy giảm tầng ozone sau này. 
Để bảo vệ tầng ozone bằng biện pháp loại bỏ hoạt động sản xuất tạo ra các chất thải làm suy giảm tầng ozone, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone được ban hành vào năm 1987 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989.
 Năm 1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 16 tháng 9, ngày ký kết Nghị định thư Montreal, để kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone.
Với thông điệp kêu gọi tất cả các quốc gia có những hành động thiết thực giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal kể từ tháng 01/1994, cam kết tuân thủ các quy định của Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal.
Gần 30 năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động giảm thiểu khí thải nhà kính thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta, bảo vệ tầng ozone là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ozone, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
Nội dung bảo vệ tầng ozone bao gồm: Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ozone mà Việt Nam là thành viên; thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ozone trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng; phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ozone, chất thân thiện khí hậu.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính thực hiện việc chuyển đổi công nghệ bảo vệ tầng ozone được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật./.

Tác giả: quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay739
  • Tháng hiện tại59,619
  • Tổng lượt truy cập3,761,221
Cổng Văn hoá Du lịch - Gò Dầu
đường dây nóng
lịch công tác
trả lời kiến nghị người dân
lịch tiếp dân của lãnh đạo
dv công tỉnh
danh mục thủ tục hành chính
cổng dv công
hệ thống 1022
tuyên truyền phổ biến pháp luật
csdl quốc gia
tổng đều tra kinh tế
chuyển đổi số
hệ thống lấy số tự động
Bộ pháp điển
hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Công báo nước VN
hỏi đáp
hộp thư điện tử
csdl quốc gia về vb pháp luật
Công báo Tây Ninh
công khai minh bạch
góp ý văn bản pháp luật
Học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Cuộc thi tìm hiểu công tác cải cách hành chính huyện Gò Dầu năm 2024
ATTT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây