KHU DI TÍCH LỊCH SỬ "CĂN CỨ LÕM VÙNG RUỘT GÒ DẦU"

untitled1.bmp

 

-----oOo-----

 

         Di tích lịch sử " Căn cứ Lõm vùng ruột Gò Dầu", tọa lạc tại Ấp Phước Bình A, xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Được công nhận là Di tích cấp Quốc gia, tại Quyết định số 62/2003/QĐ – BVHTT, ngày 27/11/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin.

        Căn cứ Lõm ở Thanh Phước, Hiệp Thạnh, Thạnh Đức, Bàu Đồn và Phước Thạnh. Trong vùng ruột Gò Dầu, nhưng địa điểm Huyện ủy và Huyện đội Gò Dầu bám trụ dài ngày nhất trong những thời điểm khó khăn quyết liệt nhất và sáng tạo ra nhiều cách đánh để chỉ đạo hai lần " Quyết tử giữ Gò Dầu" đều ở căn cứ Phước Bình  xã Phước Thạnh. Do vậy địa điểm ấp Phước Bình, xã Phước Thạnh được chọn làm "Căn cứ Lõm vùng ruột Gò Dầu".

        Do vị trí chiến lược như vậy, nên suốt 20 năm kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ và quân dân huyện Gò Dầu đã bám trụ kiên cường, quyết liệt trên địa bàn này tạo thành thế cài răng lược, thế da báo để bám đất, bám dân đứng vững trên địa bàn để đi đến chiến thắng. Muốn bám trụ được, Đảng bộ và quân dân Gò Dầu phải xây dựng nhiều " Lõm chính trị" mà ta gọi là "Căn cứ lõm". Như thế căn cứ Lõm được xây dựng trong các ấp chiến lược, trong các làng xóm, trong các khu rừng chồi, trong các đồn điền cao su. Nhiều "Lõm chính trị" chỉ cách đồn địch 500m, thậm chí ta cắm cán bộ vào binh vận ngay trong đồn bốt, chi khu quân sự Ngụy.

       Hệ thống " Căn cứ Lõm vùng ruột" tạo được thế bám đất vây ép địch, binh vận địch, đó là một chỉ đạo sáng tạo trong chiến tranh nhân dân. Theo cách nói của quân sự thì đó "Nở hoa trong lòng địch", tạo thế quân sự, một hình thức căn cứ cố định, vừa cơ động trong một mối liên hòan. Địch trở mình ta biết, ta hoạt động trong lòng địch, địch không hay.

      Trên địa bàn này, Đảng bộ và quân dân huyện Gò Dầu đã mở nhiều cuộc đấu tranh mạnh mẽ, có cuộc biểu tình chống bắn phá, chống cào nhà, gom dân với sự tham gia của cả chục nghìn người, có nhiều cuộc đấu tranh liên xã, liên huyện(Gò Dầu – Trảng Bàng – Bến Cầu). Quần chúng kéo về chi khu quân sự làm rối loạn và tê liệt hoạt động của bộ máy Nguỵ quân – Nguỵ quyền . Các cuộc đấu tranh lúc đó gọi là " liên quân Gò Dầu – Trảng Bàng, liên quân Gò Dầu – Bến Cầu".

     Sau phong trào Đồng khởi năm 1960, Mỹ – Diệm điên cuồng với chính sách gom dân, lập ấp chiến lược với các chiến thuật gọi là " Thuyết xa vận, phượng hoàng bay, phượng hoàng vồ mồi…"

Với hàng trăm xe tăng, xe lội nươc, xe bọc thép, hàng trăm máy bay trực thăng bắn phá cào nhà, xúc dân vào các ấp chiến lược, mà Mỹ gọi là " Tát nước bắt cá", để tách dân ra khỏi lực lượng cách mạng.

Trước tình hình đó Đảng bộ Gò Dầu phát động phong trào "Quyết tử giữ Gò Dầu". Đó là một khẩu hiệu nổi tiếng, là một phương châm chiến lược. Quyết không để mất dân, mất đất, mất hành lang chiến lược ở Gò Dầu.

     Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau phong trào Đồng Khởi năm 1960 Đảng bộ và quân dân Gò Dầu tổ chức hai lần "Quyết tử giữ Gò Dầu".

Quyết tử giữ Gò Dầu lần thứ nhất (1964 – 1965).

      Bị thất bại trong  kế hoạch Talay – Taylo (bình định miền nam trong vòng 18 tháng). Mỹ đưa lực lượng đặc biệt với phương tiện chiến tranh hiện đại đánh phá với quy mô lớn và ác liệt hơn. 

Ngày 20/01/1964 tại căn cứ Phước Thạnh. Huyện ủy chỉ đạo đại đội 33 mở hội nghị Đảng viên tại nhà bà Kheo (Ap Phước Tây). Xây dựng kế hoạch đánh địch và đề ra khẩu hiệu "Quyết tử giữ Gò Dầu" và trở thành khẩu hiệu của quân dân Gò Dầu, huy hiệu được cài trên áo, trên mũ.

     Ta mở hai trận: Đánh địch từ Thanh Phước đến suối Bà Tươi (dọc lộ 19) và đánh địch trên quốc lộ 22, từ Phước Thạnh, Hiệp Thạnh, Thạnh Đức, Cẩm Giang(Cầu Sắt)

Trong năm 1964 ta đánh trên 100 trận, diệt 1.200 tên địch, tổ chức 250 cuộc đấu tranh chính trị với hàng ngàn người tham gia chống phá ấp chiến lược.

      Tháng 3/1965, địch đánh chiếm Phước thạnh và Hiệp Thạnh lần thứ 3 nhưng ta dùng 3 mũi giáp công đẩy địch ra khỏi vùng căn cứ. Ta đạt được mục tiêu "3 bám "và khuếch trương khẩu hiệu "Quyết tử giữ Gò Dầu" đạt đỉnh cao của chiến thắng,  bảo vệ vững chắc "căn cứ Lõm vùng ruột Gò Dầu".

 Quyết tử giữ Gò Dầu lần 2 : ( tháng 10/1968 – 12/1969).

     Cuối năm 1968 Mỹ tăng cường 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến, một bộ phận sư đoàn 25 "Tia chớp nhiệt đới". Địch mở chiến dịch Nguyễn Trãi 1, Nguyễn Trãi 2, đánh phá các xã vùng ruột Gò Dầu. Với 60 xe tăng phá ủi thành bình địa, bom pháo bắn phá khắp vùng. Cùng với việc bình định cấp tốc, địch đẩy ta ra khỏi vùng ruột Gò Dầu, ta phải chuyển về Rừng 16 mẫu.

     Quyết tử giữ Gò Dầu lần 2, Đảng bộ và quân dân huyện Gò Dầu trực tiếp đánh Mỹ, kiên cường bám trụ, kiên quyết tấn công, lấy lòng dân làm căn cứ địa. Lấy cc "lm chính trị" lm bn đạp xây dựng địa bàn để chiến đấu và bảo vệ "Căn cứ Lm vng ruột Gị Dầu" vùng lên đánh Mỹ - Ngụy giải phóng quê hương đất nước

    Ngoài hai lần quyết tử giữ Gò Dầu,quân và dân huyện Gò Dầu đánh Mỹ trong 2 mùa khô(1965-1967), Tổng tiến công Mậu Thân 1968.

    Cùng với cao trào đánh phá bình định (1970-1973) và cuộc tổng tiến công nổi dậy toàn thắng mùa xuân 1975. Đảng bộ và quân dân huyện Gò Dầu phát huy truyền thống quê hương "Hai lần quyết tử giữ Gò Dầu" đã cùng quân dân Tây Ninh góp phần bảo vệ vững chắc căn cứ địa cách mạng Việt Nam.

Hai lần "Quyết tử giữ Gò Dầu", Đảng bộ và quân dân huyện Gò Dầu đã xây dựng " Lõm chính trị" đã trở thành hệ thống "Căn cứ Lõm vùng ruột Gò Dầu" lập công vẻ vang như đại tướng Hoàng Văn Thái đã từng có mặt ở chiến trường Gò Dầu, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, kiên trì bám trụ, dũng cảm kiên cường và luôn nêu cao tinh thần cách mạng.

     Vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20, đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ủy viên bộ chính trị - chính ủy Bộ chỉ huy quân sự Miền đã có câu nói nổi tiếng " Cứ đánh Mỹ rồi sẽ tìm ra cách thắng Mỹ".câu nói đó ở căn cứ địa bắc Tây Ninh khi Mỹ đưa nửa triệu quân vào miền Nam. Đảng bộ và quân dân Tây Ninh đã sáng tạo ra nhiều cách đánh Mỹ như: " Bám thắt lưng Mỹ mà đánh", "Lập vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn" đã xuất hiện nhiều dũng sĩ diệt Mỹ còn ở vùng lá chắn cho căn cứ địa Trung ương cục miền Nam, căn cứ Lõm vùng ruột Gò Dầu đã xuất hiện khẩu hiệu " Quyết tủ giữ Gò Dầu". Đó là sự tiếp nối của các chiến sĩ Thủ Đô như Bác Hồ đã nói: " Các em đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"

     Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địa bàn huyện Gò Dầu là hành lang chiến lược quân sự quan trọng, là cửa ngỏ, là lá chắn vào các căn cứ địa cách mạng ở Bời Lời, Dương Minh Châu và Bắc Tây Ninh. Với vị trí chiến lược quân sự quan trọng địa bàn này liên tục diễn ra nhiều trận đánh ác liêt, phải hứng chịu rất nhiều trận mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Nhưng với tinh thần dân tộc, lòng dũng cảm, chịu đựng hiểm nguy và tài trí thao lược, quân và dân huyện Gò Dầu đã bám trụ kiên cường, quyết liệt chiến đấu, không sợ hy sinh. Với tinh thần ấy, Gò Dầu trong phong trào "Hai lần quyết tử giữ Gò Dầu", đoàn kết một lòng "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh", từ đó xoay chuyển tình thế, quân dân Gò Dầu tiếp tục chiến đấu và mang chiến thắng về cho quê hương đất nước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30/4/1975.

     Sau 25 năm giải phóng, năm 2000 huyện Gò Dầu đã chính thức khởi công và xây dựng Khu di tích lịch sử "Căn cứ lõm vùng ruột Gò Dầu" tại Ấp Phước Bình A, xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu. Là địa điểm mà trong kháng chiến Huyện ủy và Huyện đội Gò Dầu bám trụ dài ngày nhất trong những thời điểm khó khăn quyết liệt nhất và sáng tạo ra nhiều cách đánh và cũng chính nơi đó đã hai lần phát động phong trào" Quyết tử giữ Gò Dầu", ghi dấu biết bao công lao của những người con của mọi miền đất nước nói chung, quân dân Gò Dầu nói riêng, bằng chứng những hình ảnh, chứng tích của quê hương hai lần quyết tử. Là nơi nhân dân Gò Dầu đã đấu tranh kiên cường, biến ấp chiến lược của địch thành căn cứ lõm của mình. Nơi đây ghi nhớ, lưu giữ, trưng bày những hình ảnh, tư liệu, hiện vật, chứng tích của những anh hùng Gò Dầu trong khu di tích. Khu di tích lịch sử được xây dựng với tổng diện tích 23.542,5m2  bao gồm các hạng mục như: tượng đài; bia liệt sỹ thờ 1.581 liệt sĩ thờ 191 bà mẹ Việt Nam anh hùng( còn sống 6 mẹ), 6 Anh hùng Lực lượng vủ trang nhân dân (còn sống 01 anh hùng Lực lượng vủ trang nhân dân) của huyện Gò Dầu hy sinh qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ; phòng truyền thống trưng bày di ảnh cán bộ, chiến sĩ trong cuộc kháng chiến và những kỷ vật sử dụng trong chiến đấu, sinh hoạt ; khu vực sân lễ; khu vực trưng bày hiện vật ngoài trời; khu rừng nguyên sinh; nhà mát; các hầm địa đạo làm nơi ẩn nấp đánh giặc cũng được trùng tu tôn tạo lại, có bảng chỉ dẫn, lối lên xuống được xây dựng bê tông dạng bậc thang, dễ dàng di chuyển...Với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt của di tích ngày 27/11//2003 Khu di tích vinh dự được Bộ Văn hóa Thông tin Quyết định công nhận xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngày 30/4/2004 khánh thành mở cửa đón du khách tham quan và đi vào hoạt động cho đến nay.

      Là di tích có giá trị đặc biệt đối với công tác giáo dục truyền thống, vì vậy trong những năm qua mặt dù còn khó khăn về vật chất, trang thiết bị và kinh phí. Nhưng được sự quan tâm của Huyện ủy - Ủy ban Nhân dân huyện Gò Dầu, hàng năm Khu di tích thường xuyên được trùng tu, tôn tạo mới các hạng mục của di tích. Thực hiện công tác sưu tầm bổ sung hiện vật nhằm phát huy giá trị của Khu di tích, nắm bắt và phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục truyền thống, giáo dục lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội cho quần chúng nhân dân trong huyện. Xây dựng hệ thống đường nội bộ khang trang bằng bê tông xi măng, thường xuyên chăm sóc, cải tạo và trồng mới cây kiểng tạo cảnh quan Khu di tích ngày càng đẹp hơn, khang trang hơn.. Địa điểm lịch sử này hiện nay là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm của huyện, các lễ hội được tổ chức long trọng, trang nghiêm có sự tham dự đầy đủ của Ban, Phòng, Ngành, các Đoàn thể  huyện, các xã, thị trấn và quần chúng nhân dân trong huyện, thể hiện tinh thần đoàn kết hướng tới những giá trị lịch sử cao cả như: lễ họp mặt truyền thống hàng năm ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, bất khuất của dân và quân huyện Gò Dầu nhất là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với 02 lần " Quyết tử giữ Gò Dầu", lễ viếng tượng đài, bia liệt sĩ vào ngày kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước: kỷ niệm Mừng Đảng – Mừng Xuân ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước(30/4) ; kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7) ; kỷ niệm ngày Quốc khánh (2/9); lễ trại nơi sinh hoạt đội thiếu niên, lễ hội tòng quân...Để ghi nhớ công lao những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh xương máu vì dân, vì nước. Bày tỏ sự biết ơn đối với thương binh, bệnh binh, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, gia đình người có công cách mạng, sự biết ơn đối với những hy sinh thầm lặng mà vĩ đại của những người vợ, người chiến sĩ vô danh, cống hiến cuộc đời, tuổi xuân cho độc lập - tự do, cho cuộc sống hoà bình, hạnh phúc của các thế hệ hôm nay và mai sau. Tự hào về truyền thống cách mạng anh hùng của dân tộc Việt Nam, giáo dục cho mọi người lòng biết ơn sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, đã ngã xuống vì quê hương tổ quốc, vì thanh bình của dân tộc.

      Với diện tích rộng, cảnh quan xanh, sạch, đẹp khung cảng thoáng mát trang nghiêm, các loại hoa kiểng được chăm sóc, cắt tỉa cẩn thận, bố trí hài hòa. Hàng năm Khu di tích thường xuyên đón hàng ngàn lượt khách trong và ngoài huyện nhất là các đoàn học sinh, đoàn viên, thanh niên, sinh viên TpHCM đến cắm trại, tham quan, sinh hoạt, nghiên cứu về giá trị lịch sử, văn hóa, con người Gò Dầu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, về lịch sử của "02 lần quyết tử giữ Gò Dầu". Nơi đây còn là điểm đến ý nghĩa và thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, các trường học trong và ngoài huyện tổ chức các hoạt động về nguồn đa dạng, phong phú như: tổ chức tết trung thu, tổ chức tham quan, cắm trại giao lưu sinh hoạt, nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử huyện…Vì vậy Huyện ủy - Ủy ban Nhân dân huyện quan tâm cho trùng tu, tôn tạo mới phòng truyền thống, đổi mới phương thức trưng bày bằng giải pháp trưng bày hợp lý, chứa đựng nhiều thông tin mới về lịch sử huyện nhà. Góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, lý tưởng sống thiết thực, hữu ích cho thế hệ trẻ có cái nhìn sâu sắc, hiểu và tự hào hơn về truyền thống lịch sử dân tộc, sự cống hiến, hy sinh của các thế hệ đi trước, từ đó có những suy nghĩ, định hướng cho mình để sống đẹp, sống có ích, khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu quê hương của thế hệ trẻ. Để nơi đây không chỉ dừng ở kết thúc chiến tranh nhân dân mà còn là nơi sinh hoạt, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của ông cha ta cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Hàng năm nơi đây còn là nơi tổ chức long trọng hội trại tòng quân của huyện Gò Dầu, để đảm bảo lễ giao nhận quân tại Khu di tích lịch sử "Căn cứ lõm vùng ruột" huyện Gò Dầu, thực sự là ngày hội của tuổi trẻ lên đường tòng quân, tiếp bước cha anh phát huy tuổi trẻ anh hùng cách mạng và để phục vụ tốt cho lễ hội. Ban lãnh đạo đã cho xây dựng thêm các trại cố định cho từng trại, sàn bằng xi măng sạch sẽ, khang trang, xây dựng khu nhà ăn, công trình vệ sinh riêng biệt dành cho các hoạt động lễ hội, khu vực hoạt động trò chơi, thể thao…. Nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các cơ quan, đơn vị, học sinh, đoàn viên, nhân dân đến sinh hoạt, nghĩ ngơi và giao lưu với các chiến sĩ trước khi lên đường làm nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.  

       Chiến tranh đã qua đi, năm tháng sẽ qua đi, nhưng hình ảnh, tư liệu, chứng tích …còn lưu giữ tại "Căn cứ lõm vùng ruột" huyện Gò Dầu và nơi đó mãi mãi là nơi ghi nhớ, lưu lại những hình ảnh về cuộc sống chiến đấu của hàng vạn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trên vùng đất này, giành lại sự độc lập cho đất nước và không chỉ dừng ở kết thúc chiến tranh nhân dân. Ngày nay khu di tích "Căn cứ lõm vùng ruột Gò Dầu" đã thật sự trở thành điểm hẹn về nguồn, là niềm tự hào của nhân dân huyện Gò Dầu cho thế hệ hôm nay và mai sau, là di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lịch sử trong công tác nghiên cứu khoa học, lịch sử quân sự, giáo dục truyền thống cách mạng của huyện.

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây