Phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2025

Thứ bảy - 02/01/2021 04:00 399 0

Phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2025

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch số 1916/KH-UBND ngày 24/8/2020 phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2025.

Ảnh minh họa

Mục tiêu cụ thể đề ra là phát triển nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh. Phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp bền vững, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

Mục tiêu giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp toàn diện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới là căn bản và nông dân đóng vai trò chủ thể, xác định công nghiệp hóa nông nghiệp kinh tế nông thôn hướng phát triển trọng tâm trong thời gian tới. Rà soát quy hoạch, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch lao động; xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư; tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế; chủ động phòng, chống thiên tai; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Các nhiệm vụ chính đề ra là đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; Tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn hiệu quả; thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả các chính sách về nông nghiệp, nông thôn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp của địa phương tại từng thời điểm; đảm bảo nguồn lực, bố trí đủ vốn theo tiến độ hàng năm để thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp đã ban hành; Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình và doanh nghiệp, tổ chức hợp tác xã và tổ chức tín dụng;

Huy động mạnh các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển nông nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (khu vực dân doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao chất lượng lựa chọn dự án đầu tư cho phát triển địa phương, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Chủ động tham gia các định chế tài chính từ nguồn Trung ương (ODA, Trái phiếu Chính phủ, Vốn vay ADB, WB, Jica,..).

Tạo điều kiện phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân; phát huy mạnh vai trò của các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành. Phát triển các hình thức sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, hướng tới đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ).

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và cách phân biệt vật tư nông nghiệp là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh VTNN nêu cao tinh thần tự nguyện, tự giác thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh; chủ động công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đảm bảo điều kiện ATTP.

Bên cạnh đó, đào tạo và bố trí sử dụng hợp lý cán bộ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm, nhất là mạng lưới khuyến nông viên cơ cở; đẩy mạnh đào tạo nông dân, người sản xuất theo hướng gắn với sản xuất mô hình, trang trại, doanh nghiệp; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn; quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CCVC.

Ngoài ra, tiếp tục phát động và triển khai sâu rộng phong trào thi đua "Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025" với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp thực tiễn, có hiệu ứng lan rộng trong nhân dân.

Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thêm nhà đầu tư, nhà tiêu thụ: tham gia các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước; xây dựng các phim, tài liệu phục vụ truyền thông quảng bá thương hiệu nông sản Tây Ninh thông qua tham gia các hội chợ triển lãm; trên các kênh truyền thông, các báo và tạp chí lớn, các kênh online,... Tổ chức các hội thảo kết nối tiêu thụ nông sản, liên kết với các hệ thống siêu thị và cửa hàng lớn trong và ngoài tỉnh nhằm tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh.

Nội dung chi tiết xem tại đây. 1916 ub.signed.pdf

HN

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay331
  • Tháng hiện tại80,422
  • Tổng lượt truy cập3,782,024
Cổng Văn hoá Du lịch - Gò Dầu
đường dây nóng
lịch công tác
trả lời kiến nghị người dân
lịch tiếp dân của lãnh đạo
dv công tỉnh
danh mục thủ tục hành chính
cổng dv công
hệ thống 1022
tuyên truyền phổ biến pháp luật
csdl quốc gia
tổng đều tra kinh tế
chuyển đổi số
hệ thống lấy số tự động
Bộ pháp điển
hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Công báo nước VN
hỏi đáp
hộp thư điện tử
csdl quốc gia về vb pháp luật
Công báo Tây Ninh
công khai minh bạch
góp ý văn bản pháp luật
Học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Cuộc thi tìm hiểu công tác cải cách hành chính huyện Gò Dầu năm 2024
ATTT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây