Huyện Gò Dầu: Sau 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 ( khóa X).

Thứ sáu - 20/09/2013 09:25 74 0

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 ( khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện Gò Dầu đã đạt một số kết quả khả quan. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng nông nghiệp từng bước giảm, tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế trong năm 2012, nông nghiệp chiếm 22,44%; công nghiệp 38,39%; thương mại dịch vụ 38,17%. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 6,25%. Hệ số vòng quay của đất từ 2,4 lần lên 2,5 lần. Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất nông nghiệp năm 2012 là 48 triệu đồng.

Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện triển khai thực hiện được nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp. Đáng lưu ý là xây dựng mô hình liên kết 4 nhà thâm canh sản xuất lúa hiệu quả. Từ năm 2010 đến năm 2013 đã triển khai thực hiện được 2.545 ha. Số lượng nông dân tham gia mô hình tăng lên từng vụ. Huyện đã hình thành 03 vùng nhân giống lúa tập trung ở 03 xã: Phước Trạch, Cẩm Giang, Bàu Đồn. Đến nay các vùng nhân giống lúa ổn định, hàng năm cung ứng gần 1.000 tấn lúa giống chất lượng tốt, đáp ứng cho khoảng 8.000 ha đất sản xuất lúa. Bướcđầu các vùng nhân giống tập trung đã giúp cho nông dân trong huyện có địa chỉ mua lúa giống kịp thời, với giá thành rẻ hơn từ 30 đến 50 % so với giá mua các đại lý. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, huyện đầu tư xây dựng đê bao tiểu vùng ấp Cẩm Bình, xã Cẩm Giang, với diện tích 120 ha, đã hoàn chỉnh năm 2009. Nhờ có đê bao mà diện tích lúa trong khu vực đã tăng lên 03 vụ/năm; đồng thời nông dân còn kết hợp trồng lúa, nuôi cá. Đê bao còn là con đường giao thông nội đồng, giúp nông dân ra ruộng thuận lợi hơn. Ngoài ra huyện nâng cấp và làm mới 05 con đường giao thông với tổng chiều dài trên 21,5 km. Nhiều hạng mục công trình đến nay thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giai đoạn 2011-2015. Hệ thống kênh mương thủy lợi được bê tông hóa hơn 62 %. Công tác xây dựng nông thôn mới được thực hiện đi vào bài bản. Tuy nhiên huyện cũng còn những tồn tại, hạn chế như: Mức sống ở nông thôn chưa đồng đều; lương thực bình quân đầu người còn chênh lệch tương đối cao giữa các xã trong huyện. Kinh tế tập thể phát triển chưa mạnh; việc hình thành hợp tác xã còn khó khăn; một số hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả. Hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân.

                                                                                                 Nguyễn Bình

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay3,578
  • Tháng hiện tại13,391
  • Tổng lượt truy cập2,796,943
đường dây nóng
lịch công tác
trả lời kiến nghị người dân
lịch tiếp dâncủa lãnh đạo
dv công tỉnh
danh mục thủ tục hành chính
cổng dv công
hệ thống 1022
tuyên truyền phổ biến pháp luật
csdl quốc gia
tổng đều tra kinh tế
chuyển đổi số
hệ thống lấy số tự động
Bộ pháp điển
hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Công báo nước VN
hỏi đáp
hộp thư điện tử
csdl quốc gia về vb pháp luật
Công báo Tây Ninh
công khai minh bạch
góp ý văn bản pháp luật
Học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”
ATTT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây