Những quy định của pháp luật về loại hình nuôi chim yến

Thứ tư - 01/04/2020 23:00 192 0

Những quy định của pháp luật về loại hình nuôi chim yến

 

Ngày 19/11/2018 Quốc Hội nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức thông qua Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14, đây là dự luật đầu tiên về chăn nuôi được thông qua có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020. Đồng thời, Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực.

Nhằm điều chỉnh kịp thời loại hình chăn nuôi yến ở Việt Nam hiện nay, Luật Chăn nuôi đã quy định hẳn nội dung về quản lý nuôi chim yến cụ thể như sau: Dẫn dụ chim yến là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để thu hút chim yến về làm tổ trong nhà yến. Hoạt động nuôi chim yến bao gồm dẫn dụ, ấp nở, gây nuôi chim yến và khai thác tổ yến.Tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi chim yến trong vùng nuôi chim yến phải bảo đảm môi trường, tiếng ồn, phòng ngừa dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

          Ngoài ra, tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP, ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chăn nuôi còn quy định cụ thể các việc cần làm trong hoạt động quản lý nuôi chim yến như: Quy định về vùng nuôi chim yến; Quy định đối với cơ sở nuôi chim yến; Tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến.

- Đối với quy định về vùng nuôi chim yến, Nghị định quy định như sau: Vùng nuôi chim yến do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.

- Đối với cơ sở nuôi chim yến: Nhà yến, trang thiết bị sử dụng cho hoạt động nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến.Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định vùng nuôi chim yến được phê duyệt thì phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới; Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động nuôi chim yến, có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Có hồ sơ ghi chép và lưu trữ thông tin về hoạt động nuôi chim yến, sơ chế, bảo quản tổ yến bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm chim yến;Thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70 dBA (đề xi ben A); thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này; Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định vùng nuôi chim yến được phê duyệt, nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m thì không được sử dụng loa phóng phát âm thanh; Không săn bắt; không dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến, nghiên cứu khoa học.

- Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến phải thực hiện các yêu cầu sau: Ban hành và tuân thủ quy trình kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến; Khu vực, nhà, xưởng phục vụ sơ chế, bảo quản tổ yến phải cách xa nguồn gây ô nhiễm, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; Có biện pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp để bảo đảm sinh vật gây hại không xâm nhập vào khu vực sơ chế, bảo quản tổ yến; Có nguồn nước sử dụng trong sơ chế tổ yến đạt yêu cầu tiêu chuẩn nước sinh hoạt;Tổ yến sau sơ chế phải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối với các cơ sở chăn nuôi xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành cơ sở thuộc khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) thì trong thời hạn là 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp.

Đối với cơ sở chăn nuôi xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng điều kiện chăn nuôi thì trong thời hạn là 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải hoàn thiện điều kiện chăn nuôi đáp ứng quy định của Luật này.

Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

          Để ngành chăn nuôi yến tại địa phương được đi vào nền nếp và đúng quy định pháp luật, ngoài hoạt động quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về mặt chuyên môn thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành có liên quan như: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quy định cấp giấy phép xây dựng nhà nuôi yến, các vùng đất được nuôi yến…


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay121
  • Tháng hiện tại54,034
  • Tổng lượt truy cập3,695,033
Cổng Văn hoá Du lịch - Gò Dầu
đường dây nóng
lịch công tác
trả lời kiến nghị người dân
lịch tiếp dân của lãnh đạo
dv công tỉnh
danh mục thủ tục hành chính
cổng dv công
hệ thống 1022
tuyên truyền phổ biến pháp luật
csdl quốc gia
tổng đều tra kinh tế
chuyển đổi số
hệ thống lấy số tự động
Bộ pháp điển
hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Công báo nước VN
hỏi đáp
hộp thư điện tử
csdl quốc gia về vb pháp luật
Công báo Tây Ninh
công khai minh bạch
góp ý văn bản pháp luật
Học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Cuộc thi tìm hiểu công tác cải cách hành chính huyện Gò Dầu năm 2024
ATTT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây