Trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AID
(Nguồn https://pbgdpl.tayninh.gov.vn/)
(Ảnh: Nguồn http://pachaiphong.vn)
HIV
là tên viết tắt tiếng Anh của từ Human Immuno-deficiency Virus, một loại virus
gây suy giảm miễn dịch ở cơ thể người. Gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ miễn
dịch của cơ thể.
AIDS
là tên viết tắt của cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrom, là giai đoạn
cuối của HIVAIDS. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu
nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...
Virus
HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua 3 đường sau:
- Lây
truyền qua đường máu: Thường là truyền máu, tiêm chích, xăm da, qua các vết
sướt trên da, niêm mạc…
-
Lây truyền qua đường quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với một hay nhiều bạn
tình mà không biết họ có nhiễm HIV hay không; sử dụng bao cao su không thường
xuyên và không đúng cách; quan hệ tình dục trong khi bản thân hoặc bạn tình còn
đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Lây truyền từ mẹ
sang con: Mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh con và
khi cho con bú.
(Ảnh: Nguồn: http://mocaybac.edu.vn)
Có 04 giai đoạn nhiễm HIV:
-
Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): Thời gian kéo dài từ 2 đến 6
tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế
trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an
toàn).
-
Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn
khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
-
Giai đoạn cận AIDS: Vẫn chưa có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả
dương tính.
-
Giai đoạn AIDS: Có các biểu hiện như: Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ
thể); sốt, tiêu chảy, ho kéo dài trên 1 tháng. Xuất hiện nhiều bệnh kèm theo
như ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân,... Người bệnh nhanh
chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.
(Ảnh: Nguồn: http://mocaybac.edu.vn)
Cách phòng tránh lây nhiễm:
-
Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục:
+ Khi
chưa có đủ điều kiện, không biết rõ về lịch sử của người tình không nên vội
vàng có quan hệ tình dục. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh
HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất.
+ Đã
có bạn tình hoặc đã lập gia đình, việc sống chung thủy đối với cả hai người là
cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục.
+
Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không biết rõ về lịch sử tình
dục của họ thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết. Cần phải dùng
bao cao su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu
môn.
+
Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng
giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng
lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
-
Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:
+
Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm
dùng một lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma túy.
+ Hạn
chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.
+
Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng,
dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai…
+ Khi
đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoáy tai vì những đồ
dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS.
-
Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con:
+ Dự
phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ tuổi sinh đẻ
+ Nếu
phụ nữ mang thai không bị nhiễm HIV thì không thể truyền HIV cho con của họ
được.
+ Để
tránh lây truyền HIV, nam và nữ trong tuổi sinh đẻ (tuổi từ 15 - 49): không nên
quan hệ tình dục trước hôn nhân; chung thuỷ 1 vợ, 1 chồng. Không quan hệ tình
dục với nhiều người; sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
Nam,
nữ trong tuổi sinh đẻ hãy đến phòng khám tư vấn hoặc các co sở y tế để tìm hiểu
các thông tin liên quan đến sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục, phòng chống
HIV và phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
-
Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV
+
Giảm số lượng phụ nữ nhiễm HIV có thai ngoài ý muốn sẽ làm giảm số trẻ nhiễm
HIV từ mẹ.
+ Phụ
nữ nhiễm HIV hãy cùng chồng hoặc bạn tình đến phòng tư vấn sức khoẻ, trạm y tế
hoặc các cơ sở sản khoa để được tư vấn và tự quyết định về các vấn đề sức khoẻ
sinh sản, tình dục an toàn và kế hoạch hoá gia đình; tư vấn và điều trị các
bệnh lây truyền qua đường tình dục; giới thiệu chuyển đến co sở chăm sóc, điều
trị và hỗ trợ thích hợp.
- Can
thiệp cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai
+ Tất
cả phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế để được khám thai và tư vấn xét nghiệm
HIV tự nguyện.
+ Nếu
phụ nữ vẫn muốn sinh con thì họ sẽ được: tư vấn và chăm sóc thai nghén; xét
nghiệm và dùng thuốc kháng vi rút (ARV) vào thời điểm thích hợp; sinh đẻ an
toàn; tư vấn cho cả hai vợ chồng lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp.
- Các
dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của
họ sau khi sinh
+ Trẻ
mới sinh được uống thuốc kháng vi rút để phòng sự lây truyền HIV từ mẹ.
+ Dự
phòng và điều trị các nhiễm trùng co hội khác. Tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và hỗ
trợ tinh thần.
+
Được chuyển đến nơi thích hợp để tiếp tục theo dõi, chăm sóc và điều trị cho cả
mẹ và con. Chồng hoặc bạn tình đều được tư vấn, xét nghiệm, chuyển đến cơ sở
chăm sóc điều trị thích hợp.
Trách
nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS:
- Cơ
quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được
giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động về
phòng, chống HIV/AIDS.
- Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền,
vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS; tham gia và giám sát thực
hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức, thực hiện phong trào hỗ trợ về
vật chất, tinh thần đối với người nhiễm HIV.
- Cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm
thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
- Gia
đình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS./.
Ý kiến bạn đọc