Xã Thanh Phước nằm ở hướng đông nam của huyện Gò Dầu, tiếp giáp với huyện Trảng Bàng và Thị trấn Gò Dầu, có đường Xuyên Á đi ngang qua rất thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, đa số người dân đều làm nông nghiệp, kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi Xã thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thì đời sống của người dân ngày càng cải thiện hơn, nhất là từ khi Cảng Thanh Phước đi vào hoạt động. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội có bước phát triển mạnh góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo. Các cơ sở Thương mại- Dịch vụ hai bên đường phát triển nhanh chóng, nhà cửa của người dân được xây dựng khang trang. Đảng bộ và Chính quyền xã Thanh Phước đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, đoàn thể, tập trung mọi nguồn lực nhằm thực hiện xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả. Tính đến tháng nay, xã Thanh Phước đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông mới theo Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/ 10/ 2016 của Thủ Tướng Chính Phủ Về việc Ban hành "Bộ tiêu chí nông thôn mới" giai đoạn 2016 – 2020. Theo Quyết định 1980 của Thủ tướng Chính phủ thì việc thực hiện đạt các tiêu chí trong xây dựng xã nông thôn mới là rất khó khăn, ông Nguyễn Văn Lạc- Chủ tịch UBND xã Thanh Phước cho biết:
Từ khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo xã đã xác định đây là một công việc hết sức khó khăn vì phải dựa vào nhiều yếu tố, mà nhất là phải có sự đồng tình từ phía người dân. Cụ thể là tiêu chí về Giao thông, đây là một tiêu chí rất khó hoàn thành, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để thu hút nguồn lực xã hội. Do đó, khi triển khai thực hiện các con đường, ngõ xóm, Chính quyền địa phương đều tổ chức họp dân, nêu rõ ý nghĩa, mục đích, trình bày các phương án và đưa ra mức đóng góp bình quân để người dân bàn bạc và thống nhất. Sau đó, các hộ dân cử người ra tham gia ban vận động và làm giám sát thi công, UBND xã huy động nhân dân khu vực tuyến đường đi qua trực tiếp tham gia thực hiện. Trong năm 2017, Xã đã thực hiện được 53 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài là gần 37 km, tổng kinh phí 59 tỷ đồng. Trong đó, có 4 truyến đường trục xã, 16 tuyến đường trục ấp, 23 con đường ngõ xóm, còn lại là giao thông nội đồng. Ngoài việc đóng góp tiền, ngày công lao động, người dân còn hiến đất, chặt bỏ cây trồng để làm những con đường giao thông nông thôn. Ông Lê Văn Ngẩn người dân đã hiến đất làm đường cho biết:
Trụ sở Đảng ủy, HĐND- UBND xã Thanh phước
Bộ mặt của xã Thanh Phước hôm nay đã thay đổi hoàn toàn, nhiều con đường giao thông được nâng cấp, người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, ước tính thu nhập bình quân đầu người đạt 44 triệu đồng/người/năm. Thu nhập của người dân được nâng cao là nhờ xã có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp. Người nông dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao. Trên địa bàn xã có một hợp tác xã rau an toàn Rỗng tượng hoạt động đúng theo Luật hợp tác xã năm 2012, Hợp tác xã có 39 thành viên sản suất các mặt hàng nông sản sạch đáp ứng nhu cầu của người dân hiện nay.
Vì là một xã có phần đông người dân sống dựa vào nông nghiệp nên số hộ dân nghèo cũng khá cao. Từ đó, Xã luôn tập trung thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo; luôn quan tâm chăm lo cho đời sống, sức khỏe, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề và tạo điều kiện việc làm cho hộ nghèo để Họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống mức thấp nhất. Đến nay, toàn xã chỉ còn 27 hộ nghèo, chiếm chưa đến 1% số hộ dân trên địa bàn xã.
Cuộc sống của người dân trên địa bàn xã Thanh Phước giờ đây đã được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Để vươn mình trở thành xã nông thôn mới vào cuối năm 2017, Đảng ủy và Chính quyền xã Thanh Phước đã phải nổ lực đề ra các giải pháp cụ thể trong quá trình thực hiện. Nhất là công tác tuyên truyền, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong quá trình xây dựng. Có thể nói từ khi triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, xã Thanh Phước đã thay đổi nhanh chóng, từ một xã nông thôn nghèo nàn trở thành một trong những xã có nền kinh tế mạnh của huyện. Hiệu quả mang lại từ công tác này là rất thiết thực, đây là niềm vui và là nền tảng để cho Đảng bộ, Chính quyền cùng nhân dân xã Thanh Phước tiếp tục phấn đấu đưa nền kinh tế của xã ngày càng phát triển đi lên, sánh vai cùng các xã có tiềm lực kinh tế mạnh trong huyện./.
Ý kiến bạn đọc